1 số câu hỏi thường gặp về các chỉ số quan trọng của trang web Giải đáp & những thông tin chi tiết từ Google
Các chỉ số quan trọng của trang web (Core Web Vitals) là khái niệm đang được nhiều SEOer quan tâm. Hiện nay, Google đã xuất bản 1 số tài liệu cung cấp thông tin chi tiết về cách hoạt động của Core Web Vitals (CWV). Nếu bạn đang có cùng những thắc mắc về các chỉ số quan trọng để đo lường hiệu quả website thì không thể bỏ qua bài viết dưới đây của bachvietedu.
Core Web Vitals (CWV) là gì?
Core Web Vitals là 1 tập hợp các chỉ số do Google phát triển để giúp các nhà xuất bản trang web cải thiện hiệu suất trang vì lợi ích của người truy cập trang web. Hiệu suất trang web rất quan trọng vì nó giúp các trang nhanh tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng hơn và mang lại nhiều doanh thu từ quảng cáo hơn.
Hiệu suất trang rất quan trọng đối với người truy cập trang web vì nó giảm thời gian cần thiết cho người sử dụng.
Bắt đầu từ giữa tháng 6 năm 2021 (trước đó là tháng 5 năm 2021), Core Web Vitals chỉ là 1 yếu tố xếp hạng phụ. Một số bài báo đã phóng đại tầm quan trọng của CWV như 1 yếu tố xếp hạng quan trọng hàng đầu. Thế nhưng điều này là không chính xác. Bới các mức độ liên quan luôn là yếu tố xếp hạng quan trọng nhất, thậm chí còn quan trọng hơn tốc độ của trang.
Theo John Mueller: “Tất cả các số liệu này nắm bắt các kết quả quan trọng lấy người dùng làm trung tâm, có thể đo lường được tại hiện tại và có các công cụ giống với số liệu chẩn đoán trong phòng thí nghiệm.”
Ví dụ: trong khi Largest Contentful Paint (LCP) là chỉ số hàng đầu, nhưng nó còn phụ thuộc vào những chỉ số khác như First Contentful (FCP) và TTFB ( thời gian phản hồi của máy chủ. Đây là những chỉ số cũng rất quan trọng để bạn theo dõi và cải thiện.
Mặc dù các chỉ số quan trọng về trang web có thể không tác động đến thứ hạng nhưng bạn không nên bỏ qua. Bởi điều này có thể khiến trang web của bạn hoặc động kém, gây ra những bất lợi khác như thu nhập thấp và ít mức độ phổ biến.
Mức độ phổ biến chính là chìa khóa cho các yếu tố xếp hạng quan trọng như đường link. Vì vậy, xếp hạng tốt hơn cho Core Web Vitals là cách xếp hạng theo cách gián tiếp bên cạnh việc tăng thứ hạng trực tiếp mà thuật toán của Google đã đưa ra.
Core Web Vital khuyến khích 1 trải nghiệm web lành mạnh
Mục tiêu của Core Web Vitals là có 1 số liệu chung cho tất cả các trang web nhằm cải thiện trải nghiệm người dùng trên web.
Một số câu hỏi thường gặp về CWV
Vì sao phải tối ưu 3 chỉ số trải nghiệm trang web theo ngưỡng tiêu chuẩn? Lợi ích của việc tối ưu này là gì?
Trả lời: Google khuyên các trang web nên sử dụng 3 chỉ số này làm kim chỉ nam để có trải nghiệm người dùng tối ưu trên tất cả các trang. Ngưỡng tiêu chuẩn mà các chỉ số quan trọng về trang web chính được đánh giá ở cấp độ mỗi trang và bạn có thể thấy rằng có 1 số trang cao hơn và những trang khác thấp hơn các ngưỡng này.
Lợi ích trước mắt là mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng truy cập trang web của bạn. Nhưng về lâu dài, tôi tin rằng việc tối ưu 1 bộ chỉ số và ngưỡng trải nghiệm người dùng được chia sẻ trên tất cả các trang web cũng là điều quan trọng để duy trì một hệ sinh thái web lành mạnh.
AMP
AMP là ( Viết tắt của Accelerated Mobile Pages) – nghĩa là trang web dành cho phiên bản di động được tăng tốc. Là trang HTML để cung cấp cho các thiết bị di động, các trang web này được làm gọn, tải nhanh và vô cùng hấp dẫn.
Với Google APM, bạn sẽ giúp website gia tăng lượt truy cập, lượt kích vào đường dẫn và lượt tương tác của người dùng trên điện thoại hoặc máy tính bảng.
AMP ban đầu được phát triển bởi Google nhưng là mã nguồn mở. AMP có thể chứa các trang web thương mại điện tử cũng như các trang web thông tin. Ví dụ: có các ứng dụng dành cho nền tảng thương mại điện tử như Shopify cũng như plugin (Plugin là 1 chương trình hoặc phần mềm được viết bởi các nhà phát triển trang web để tích hợp với các trang web WordPress) giúp dễ dàng thêm AMP chức năng cho 1 trang web.
Google sẽ hiển thị ưu tiên cho phiên bản AMP của trang web nhằm mục đích tính điểm Core Web Vitals. AMP ban đầu được phát triển bởi Google nhưng là mã nguồn mở. AMP có thể chứa các trang web thương mại điện tử như trang web thông tin. Ví dụ, nhiều ứng dụng dành cho nền tảng thương mại điện tử như là WordPress dễ dàng thêm chức năng APM cho 1 trang web. Google sẽ chỉ thể hiện phiên bản AMP trên trang web với mục đích tính toán các nguồn Core Web Vitals.
Vì vậy, nếu 1 trang web đang gặp khó khăn trong việc tối ưu hóa các chỉ số quan trọng chính của trang web, thì sử dụng AMP là một cách nhanh chóng và dễ dàng để đạt được điểm Core Web Vitals cao.
Tuy nhiên, Google cảnh báo rằng có những yếu tố như máy chủ chậm hoặc hình ảnh được tối ưu hóa kém vẫn có thể tác động tiêu cực đến điểm số quan trọng của trang web.
Nếu tôi tạo các trang AMP, chúng có đáp ứng các ngưỡng tiêu chuẩn không?
Trả lời: Có khả năng cao là các trang AMP sẽ đáp ứng các ngưỡng. AMP hướng đến việc cung cấp trải nghiệm chất lượng cao, ưu tiên người dùng; các mục tiêu thiết kế ban đầu của nó được liên kết chặt chẽ với những gì Core Web Vitals đo lường ngày nay.
Điều này có nghĩa là các trang web được xây dựng bằng AMP có thể dễ dàng đáp ứng các ngưỡng của Core Web Vitals.
Hơn nữa, bản phát hành thường xanh của AMP cho phép chủ sở hữu trang web nhận được những cải tiến về hiệu suất này mà không cần phải thay đổi cơ sở mã của họ hoặc đầu tư vào các tài nguyên bổ sung.
Điều quan trọng là bạn cần lưu ý là có những thứ nào nằm ngoài tầm kiểm soát của AMP. Bởi nó có thể khiến các trang không đáp ứng đuọc các ngưỡng, chẳng hạn như thời gian phản hồi của máy chủ chậm và hình ảnh không được tối ưu hóa.
First Input Delay (FID)
Là thông số đại diện cho việc website mất thời gian bao lâu để phản hồi lại các tương tác của người dùng. Khi 1 trang web đã được tải xuống chính là thời điểm lý tưởng nhất mà người dùng có thể bắt đầu nhấp xung quanh.
Số trang không được truy cập là khi người dùng truy cập vào 1 trang web nhưng ngay sau đó rời khỏi trang, sau đó có thể quay lại trang để tìm kiếm.
Khi 1 trang web đã được tải xuống, đây chính là thời điểm mà người dùng có thể bắt đầu nhấp xung quanh mà không bị trì hoãn.
Các phiên không báo cáo FID có thể được coi là phiên “bounced” không?
Trả lời: Không, FID loại trừ các lần “cuộn chuột xuống” và có các phiên hợp pháp không có cuộn chuột xuống. Bounce rate và Abandonment rate có thể được xác định là 1 phần của bộ phân tích và không được xem xét trong các chỉ số CWV.
Xếp hạng các tác động của Core Web Vitals
Phần dưới đây sẽ giúp bạn biết được rằng Core Web Vitals sẽ trở thành tín hiệu xếp hạng vào tháng 6 năm 2021.
Bắt đầu từ tháng 6 năm 2021, các chỉ số quan trọng về Web cốt lõi sẽ được đưa vào các tín hiệu trải nghiệm trên trang cùng với các tín hiệu tìm kiếm hiện có, bao gồm cả tính thân thiện với thiết bị di động, duyệt web an toàn, bảo mật HTTPS và các nguyên tắc quảng cáo xen kẽ.
Tầm quan trọng của Core Web Vitals
Tín hiệu xếp hạng để xếp hạng
Tín hiệu xếp hạng được cho là có trọng số khác nhau. Điều này cho thấy một số tín hiệu xếp hạng có tầm quan trọng hơn các tín hiệu xếp hạng khác.
Đây là một phần thú vị của câu hỏi thường gặp vì nó đề cập đến mức độ quan trọng của tín hiệu xếp hạng của các chỉ số quan trọng về trang web so với các tín hiệu xếp hạng khác.
Google cho rằng tín hiệu xếp hạng Core Web Vitals yếu hơn các tín hiệu xếp hạng khác có liên quan trực tiếp đến việc đáp ứng truy vấn của người dùng.
Dưới đây là 1 số câu hỏi thường gặp
Làm cách nào để xác định được trang nào ảnh hưởng bởi việc đánh giá trải nghiệm trang và việc sử dụng các tín hiệu xếp hạng?
Trả lời: Trải nghiệm trên trang chỉ là một trong nhiều tín hiệu được sử dụng để xếp hạng các trang. Hãy nhớ rằng ý định của truy vấn tìm kiếm vẫn là một tín hiệu rất mạnh, vì vậy một trang có trải nghiệm trang dưới trung bình vẫn có thể xếp hạng cao nếu trang đó có nội dung hay và phù hợp.
Chủ sở hữu trang web sẽ làm gì với lưu lượng truy cập của họ nếu họ không đạt được các chỉ số hiệu suất của Core Web Vitals?
Trả lời: Khó để có thể đưa ra bất kỳ dự đoán chung nào. Nội dung và sự phù hợp của nó với loại thông tin mà người dùng đang tìm kiếm cũng là một tín hiệu rất mạnh.
Trường dữ liệu (Data Field) trong Search Console
Báo cáo các chỉ số quan trọng về trang web
Trường dữ liệu (data field) đề cập đến một cột (column) trong cơ sở dữ liệu (database).
Dưới đây là những khác biệt có thể xuất hiện giữa trải nghiệm của nhà xuất bản về tốc độ tải xuống và trải nghiệm của người dùng trên các thiết bị kết nối Internet khác nhau có thể gặp phải.
Đó là lý do tại sao Google Search Console có thể báo cáo 1 trang web có điểm số thấp trên Core Web Vitals mặc dù trang web đó được nhà xuất bản đánh giá là nhanh. Bạn cần lưu ý rằng, số liệu Core Web Vitals liên quan đến nhiều thứ hơn là tốc độ.
Báo cáo của Search Console dựa trên dữ liệu trong thực tế trong khi dữ liệu của Lighthouse dựa trên mô phỏng của người dùng trên các thiết bị kết nối internet. Dữ liệu trong thế tế được gọi là dữ liệu đã lưu trong khi thử nghiệm dựa trên mô phỏng được gọi là dữ liệu phòng thí nghiệm.
Trang tải rất nhanh. Tại sao lại thấy các cảnh báo trên báo cáo của các Core Web Vitals của Search Console?
Trả lời: Các thiết bị khác nhau có kết nối mạng, vị trí địa lý và các yếu tố khác có thể góp phần vào việc tải trang và trải nghiệm của 1 người dùng cụ thể. Mặc dù đối với 1 số người dùng, trong các điều kiện nhất định, có thể quan sát thấy trải nghiệm tốt. Thế nhưng không phải người dùng nào cũng thấy như vậy.
Các chỉ số quan trọng về trang web chính xem xét toàn bộ lượt truy cập của người dùng và ngưỡng của nó được đánh giá ở phân vị thứ 75 trên toàn bộ người dùng. Báo cáo SC CWV giúp báo cáo về dữ liệu này….hãy nhớ rằng Core Web Vitals không chỉ xem xét tốc độ. Chẳng hạn, dịch chuyển bố cục tích lũy mô tả những phiền toái của người dùng như các nội dung di chuyển xung quanh.
Khi xem Lighthouse, không thấy có lỗi nào. Tại sao lại thấy lỗi trên báo cáo của Search Console?
Trả lời: Báo cáo các chỉ số quan trọng về trang web cốt lõi của Search Console cho biết các trang của bạn đang hoạt động như thế nào dựa trên dữ liệu sử dụng trong báo cáo CrUX. Mặt khác, Lighthouse lại hiển thị dữ liệu dựa trên cái được gọi là “dữ liệu phòng thí nghiệm”. Dữ liệu phòng thí nghiệm rất hữu ích để gỡ lỗi các vấn đề về hiệu suất trong khi phát triển trang web vì dữ liệu này được thu thập trong môi trường được kiểm soát.
Cùng chuyên mục
24 lưu ý khi sử dụng social media
Social Media được xem là công cụ không thể thiếu của các doanh nghiệp khi thực hiện bất...
Xem thêm4 yếu tố marketer cần lưu ý cho chiến dịch marketing trên social media trong nửa cuối năm 2023
Marketing giờ đây không còn quá xa lại. Chúng ta vừa mới bước qua thời điểm giữa năm,...
Xem thêmCách xây dựng kế hoạch Email Marketing cho người mới đơn giản và hiệu quả nhất
Đưa những thông điệp liên quan đến marketing đến với đối tượng mục tiêu là điều không hề...
Xem thêmFacebook Conversions API – công cụ tracking thay thế Facebook Pixel
Trong bối cảnh kinh doanh ngày nay, quảng cáo phụ thuộc đáng kể vào dữ liệu. Dữ liệu...
Xem thêm